Phiên họp đặc biệt về quản lý thiết bị dẫn dụ cá (FADs) tại Ấn Độ Dương (IO) đã kết thức với quyết định mang tính bước ngoặt về lệnh cấm sử dụng FAD trong 72 ngày bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ các quốc gia có đội tàu đánh bắt bằng lưới vây. Trong khi các tổ chức phi chính phủ về môi trường và các quốc gia ven biển đang hoan nghênh biện pháp này, đội tàu lưới vây của EU cảm thấy lo lắng vì nó sẽ ảnh hưởng đến sản lượng đánh bắt và nguồn cung cấp nguyên liệu thô cho các nhà máy sản xuất đồ hộp IO.

Sự kiện kéo dài 3 ngày tổ chức tại Mombasa, Kenya đã kết thúc vào ngày 05/02/2023. Lệnh cấm FAD được thông qua với 2/3 số phiếu sau một cuộc bỏ phiếu kín của phiên họp. Orthongel, tổ chức đại diện cho đội tàu lưới vây của Pháp cho biết EU, Seychelles, Mauritius, Hàn Quốc và Comoros phản đối mạnh mẽ lệnh cấm này. Tuy nhiên, sự phản đối của họ đã không được một số thành viên của các nước G16 đề xuất lệnh cấm tính đến. G16 là một nhóm các quốc gia ven biển IO, có chung mục tiêu sử dụng bền vững nguồn lợi cá ngừ và các loài cá thuộc họ cá ngừ vì lợi ích của tất cả các quốc gia ven biển. Đối với các quốc đảo nhỏ, lệnh cấm FAD sẽ không áp dụng đối với tàu lưới vây hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZs) của họ, chỉ áp dụng khi họ ra ngoài khơi.

Mặc dù đề xuất này chiếm tới 2/3, nhưng nó có giá trị ràng buộc trong 60 ngày. Tại cuộc họp thường niên hàng năm, 6 thành viên gồm Ấn Độ đã phản đối kế hoạch phục hồi nguồn lợi cá ngừ vây vàng và cho rằng việc giảm sản lượng đánh bắt sẽ gây hại cho đội tàu đánh bắt thủ công của họ.

Quyết định mang bước ngoặt này đã được đưa ra trong 3 năm và là một bước tiến lớn đối với việc bảo tồn nguồn lợi cá ngừ tại Ấn Độ Dương. Trước áp lực to lớn và sự phản đối mạnh mẽ từ EU, 11 quốc gia ven biển và các nhà ủng hộ khác về các biện pháp sử dụng FAD đã thể hiện sự lãnh đạo và cống hiến thực sự để bảo vệ nguồn lợi cá ngừ Ấn Độ Dương và vô số cộng đồng ven biển đang phụ thuộc vào nguồn lợi này.

Trước khi cuộc họp bắt đầu, đã có những bất đồng lớn giữa các thành viên của Ủy ban Cá ngừ Ấn Độ Dương (IOTC) về cách thức quản lý FAD hiệu quả có thể được thực hiện, với một số đề xuất được đưa ra bởi các bên khác nhau. Giữa lúc này, đã nổ ra tranh cãi về “yếu tố John Burton”, đang cản trở đội tàu của EU. Ấn Độ đã yêu cầu lệnh cấm FAD tạm thời quanh năm trong 5 năm, điều này đã nhận được rất nhiều chỉ trích từ các chủ tàu lưới kéo của EU. Trong khi đó, Kenya, Maldives, và 10 quốc gia đã thúc đảy cắt giảm đáng kể số lượng FADs, từ 300 hiện tại xuống 150 trong khi phái đoàn EU muốn số lượng phao giảm dần và khiêm tốn trong 3 năm tới.

Website của IOTC cho thấy hai đề xuất được đệ trình vào ngày 05/2. Một của Indonesia cùng với 10 quốc gia ven biển (bao gồm Kenya) đã yêu cầu Ủy ban Khoa học IOTC đưa ra lời khuyên không muộn hơn 31/12/2023, về phương pháp quản lý FAD phù hợp bao gồm cả việc đóng của ngư trường. Nếu các nhà khoa học không đủ dữ liệu để đưa ra lời khuyên, các quốc gia thành viên được khuyến nghị thực hiện biện pháp phòng ngừa là đánh bắt không sử dụng FAD trong khoảng thời gian từ 01/7 đến ngày 11/09/2024. Phái đoàn EU cũng yêu cầu dữ liệu từ các nhà khoa học về việc áp dụng lệnh cấm FAD và các hoạt động của họ.

Michel Goujon, Giám đốc của Orthongel, cho rằng mặc dù văn bản mà EU ủy quyền cho Ủy ban Khoa học đưa ra lời khuyên cho phiên họp năm 2024 đã được đưa vào đề xuất cuối cùng, nhưng văn bản đã áp đặt lệnh cấm. Lệnh cấm này không dựa trên bất kỳ phân tích hay lời khuyên khoa học nào và sẽ có những hậu quả rất quan trọng đối với các đội tàu lưới vây và nhà máy đóng hộp của Châu Âu, Seychelles và Mauritian ở Ấn Độ Dương.

Lệnh cấm của FAD sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7 đến ngày 11/9. Các tàu lưới vây của Pháp và Tây Ban Nha thường ngừng đánh bắt vào khoảng giữa tháng 11 và tháng 12 vì họ đã sử dụng hết hạn ngạch cá ngừ vây vàng và sản lượng đánh bắt theo mùa thường chậm vào tháng 1 và thậm chí là tháng 2. Điều này có nghĩa là lệnh cấm sẽ diễn ra trong thời gian mà các đội tàu lưới vây đang nỗ lực rất tích cực. Hơn nữa, không có nhiều đàn cá ngừ vằn bơi tự do trong IO trong khi cá ngừ vây vàng bơi nhiều hơn, vì vậy các ngư dân sẽ phải đối mặt với thách thức thực hiện thành công các ngư cụ trên biển trong thời gian cấm. Có 4 nhà máy đóng hộp quan trọng trong khu vực IO hầu như chỉ xuất khẩu sang EU – 2 nhà máy ở Mauritius thuộc sở hữu của Princes, IOT ở Seychelles và nhà máy Peche et Froid Ocean Indien (PFCI) ở Madagascar của TOG có trụ sở tại Paris. Nguồn cung cấp nguyên liệu thô trong thời gian lệnh cấm FAD sẽ trở thành một vấn đề đối với các nhà máy đóng hộp này, những người hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào sản lượng khai thác của các tàu vây thuộc sở hữu của EU.

Goujon cũng giải thích rằng phái đoàn Madagascar ủng hộ lệnh cấm của FAD mặc dù ngành cá ngừ của nước này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ông cho biết việc thiếu nguồn cung cá cho nhà máy đóng hộp, không có việc làm của thủy thủ đoàn trong thời gian đóng cửa và những hậu quả có thể xảy ra đối với thỏa thuận đối tác nghề cá với EU.

Một số biện pháp quan trọng khác cũng được thông qua tại cuộc họp ở Kenya. Một là giảm dần số lượng FAD được phép trên mỗi tàu – từ 300 xuống 250 vào năm 2024 và 200 vào năm 2025. Cơ quan đăng ký FAD cũng sẽ đượclập ra để tăng tính minh bạch và giám sát. Cơ quan đăng ký này đã được đề xuất bởi phái đoàn EU và Kenya nhưng không được chấp nhận trong cuộc họp thường niên của IOTC năm ngoái.

Ngoài ra, chỉ cho phép một tàu cung cấp cho một bên ký kết (đội tàu lưới kéo) và điều này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.

Tuy nhiên, Orthongel cho rằng mức giảm các thiết bị FAD không đáng kể vì giới hạn là 33% – giảm từ 300 xuống 200 thiết bị. Ngoài ra, hạn ngạch này không còn liên quan đến số lượng phao hoạt động mà liên quan đến số lượng phao đăng ký trong sổ đăng ký FAD, cũng được đưa ra bởi đề xuất này. “Điều này dẫn đến việc loại bỏ FAD dần dần vì những chiếc phao không được phục hồi sẽ không bị xóa khỏi sổ đăng ký.”

Nguồn: (Theo undercurrentnews)