Trong tổng sản lượng đánh bắt cá ngừ thương mại trên toàn thế giới, 85% có nguồn gốc từ các ngư trường bền vững. Ngoài ra, 11% đến từ ngư trường bị đánh bắt quá mức và 4% từ ngư trường ở mức độ trung bình, theo báo cáo mới nhất về ‘Tình trạng nguồn cung’ của Tổ chức Bền vững Thủy sản Quốc tế (ISSF).

Trữ lượng cá ngừ albacore Địa Trung Hải, cá ngừ mắt to và vây vàng Ấn Độ Dương đang bị đánh bắt quá mức và là đối tượng bị đánh bắt quá mức. Cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương cũng được xác định là bị đánh bắt quá mức.

Tuy nhiên, báo cáo ghi nhận một số thay đổi đối với xếp hạng trữ lượng kể từ tháng 11/2022, với tình trạng xếp hạng sinh khối của đàn cá ngừ mắt to Ấn Độ Dương bị hạ cấp từ màu xanh lá cây xuống màu cam và tỷ lệ tử vong do đánh bắt của đàn cá ngừ albacore ở Ấn Độ Dương được nâng cấp từ màu cam lên màu xanh lá cây.

78% trong số 23 ngư trường được quản lý tốt và 13% đang bị đánh bắt quá mức. Về sinh sản, 61% trong số 23 ngư trường ở mức lành mạnh (giảm từ 65% vào tháng 11/2022), 22% ở mức trung bình và 17% bị đánh bắt quá mức.

Trong tổng số 4,80 triệu tấn cá ngừ đánh bắt vào năm 2021, 56% là cá ngừ vằn, tiếp theo là 31% là cá ngừ mắt to

Trong tổng số 4,80 triệu tấn cá ngừ đánh bắt vào năm 2021, 56% là cá ngừ vằn, tiếp theo là 31% là cá ngừ mắt to. Cá ngừ vây xanh chỉ chiếm 1% trong tổng số. 66% sản lượng đánh bắt được thực hiện bằng nghề lưới vây, tiếp theo là nghề cần và dây câu (9%), lưới rê (4%) và các ngư cụ khác (14%).

Về mặt quản lý, các cập nhật quan trọng kể từ tháng 11/2022 bao gồm việc đưa vào quy trình quản lý mới được Ủy ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC) thông qua đối với cá ngừ vằn Tây Thái Bình Dương; chiến lược thu hoạch từng phần được WCPFC thông qua đối với cá ngừ vây dài Bắc Thái Bình Dương, phù hợp với chiến lược được Ủy ban Cá ngừ Nhiệt đới Liên Mỹ thông qua vào năm 2022; và một quy trình quản lý mới được Ủy ban quốc tế về bảo tồn cá ngừ Đại Tây Dương áp dụng đối với cá ngừ vây xanh Tây và Đông Đại Tây Dương.

Thùy Linh (Theo undercurrentnews)