Các thành viên của PNA gồm Liên bang Micronesia, Kiribati, Quần đảo Marshall, Nauru, Palau, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon và Tuvalu, vài Tokelau. Các quốc gia sở hữu vùng biển cung cấp 25% lượng cá ngừ của thế giới, ước tính trị giá 2 tỷ USD hàng năm.
Việc đánh giá lại diễn ra sau một quyết định gây tranh cãi về việc từ chối chứng nhận của PNA đối với cá ngừ mắt to vào 2022. Trong nửa cuối năm 2022, PNA đã trải qua một quá trình phân xử tranh chấp kéo dài, điều này khiến PNA không thể đạt được MSC đối với cá ngừ mắt to và sản phẩm đánh bắt bằng FAD.
Việc mở rộng phạm vi đánh bắt cá ngừ mắt to và sử dụng FAD đã gây ra kết quả tiêu cực
Ngày có hiệu lực của yêu cầu MSC mới ban đầu được ấn định vào ngày 25/3/2023, nhưng theo yêu cầu của PNA, thời hạn được gia hạn đến ngày 21/9/2023.
Việc mở rộng phạm vi đánh bắt cá ngừ mắt to và sử dụng FAD đã gây ra kết quả tiêu cực. Tuy nhiên, PNA tin rằng hành động này sẽ chứng minh nghề vẫn hoàn toàn bền vững, khuyến khích các quốc gia Thái Bình Dương giữ vững lập trường vì theo PNA hoạt động đánh bắt tại các quốc gia này đang đi đúng hướng.
Thùy Linh (Theo undercurrentnews)